Chế độ bảo hiểm khi về hưu trí


Theo quy định trên thì để được giải quyết chế độ hưu trí theo Luật BHXH 2006 đối với trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đủ các điều kiện như trên. Nếu không đáp ứng các điều kiện như trên, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm mà chưa đủ tuổi để được hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi nào đủ tuổi được hưởng bảo hiểm xã hội.

Chế độ BHXH ra đời là một giải pháp hữu hiệu để đối phó với các rủi ro xảy ra bất ngờ trong cuộc sống của mỗi người. Trong các nội dung của BHXH thì chế độ hưu trí giữ một vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định của pháp luật đối với chế độ hưu trí trong điều kiện làm việc bình thường.

1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH 2006, cụ thể như sau:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy trước tiên cần xác định rõ những đối tượng nào được hưởng chế độ hưu trí được quy định theo Luật BHXH.

Chế độ bảo hiểm khi về hưu trí

Xem thêm: Khái niệm chế độ bệnh nghề nghiệp và quyền lợi

2. Điều kiện hưởng lương hưu:

Theo quy định tại Điều 50 Luật BHXH 2006 thì trong điều kiện làm việc bình thường, điều kiện hưởng lương hưu là:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi”

Tại Điều 55 Luật BHXH 2006 quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.”

Theo quy định trên thì để được giải quyết chế độ hưu trí theo Luật BHXH 2006 đối với trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đủ các điều kiện như trên. Nếu không đáp ứng các điều kiện như trên, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm mà chưa đủ tuổi để được hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi nào đủ tuổi được hưởng bảo hiểm xã hội.

Chế độ bảo hiểm khi về hưu trí

3. Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi

Căn cứ Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định như sau:

Người lao động (NLĐ) đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

4. Hồ sơ giám định mức suy giảm khả năng lao động

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế thì Hồ sơ giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định như sau:

– Giấy giới thiệu của đơn vị ra Hội đồng giám định y khoa.

– Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định;

– Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định.

Sau khi có kết quả giám định y khoa (suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên) thì đề nghị đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ hưởng chế độ hưu trí nộp đến cơ quan BHXH (nơi đơn vị đang đóng BHXH), hồ sơ bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);

– Quyết định nghỉ việc hoặc bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn của người sử dụng lao động (02 bản chính);

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (02 bản chính);

 

5. Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định tại điều 52 Luật BHXH 2006, điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ, điểm 3 mục IV Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc như sau:

Tỉ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỉ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%.

6. Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng

Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà nam từ đủ 50 tuổi trở lên, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên hoặc trường hợp không phụ thuộc vào tuổi đời do có đủ 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại gửi cơ quan BHXH gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội (1 bản chính);

– Quyết định nghỉ việc hoặc bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn của người sử dụng lao động (2 bản chính);

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (2 bản chính);

Trên đây là một số kiến thức về chế độ hưu trí trong điều kiện là việc bình thường. Hy vọng với kiến thức này, quý khách hàng có thể thực hiện quyền được hưởng chế độ hưu trí của mình khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật một cách tốt nhất.

theo Dương gia

Bài này đã được đăng trong Chia sẻ, tin tức và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này